Trí tuệ cảm xúc (EQ) ngày càng được bậc cha mẹ quan tâm nhiều hơn bên cạnh IQ. Các nhà khoa học đã chứng rằng phát triển trí thông minh cảm xúc sẽ mang lại sự thành công cho trẻ trong tương lai. Vì thế, cha mẹ nên hình thành và phát triển trí tuệ cảm xúc của trẻ ngay khi còn bé. Trong bài viết dưới đây Woobit sẽ chia sẻ 5 cách giúp trẻ phát triển trí thông minh cảm xúc, mời cha mẹ tham khảo
Trí tuệ cảm xúc là gì?
Trí tuệ cảm xúc được hiểu rằng là khả năng nhận biết và kiểm soát được cảm xúc của chính bản thân mình. Cùng với điều đó, là sự thấu hiểu và đáp ứng lại nhu cầu cảm xúc của người khác. Mỗi người khi được sinh ra đều tồn tại sẵn năng lực về trí tuệ cảm xúc. Nhưng, trí tuệ cảm xúc phát triển được phát triển theo chiều hướng nào thì tùy thuộc vào mỗi người.
Những người có được trí tuệ cảm xúc cao thường thành công trong cuộc sống. Lý do đơn giản, họ luôn tạo cho mọi người xung quanh cảm giác thoải mái, dễ chịu mỗi khi tiếp xúc với họ. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên học cách phát triển trí tuệ cảm xúc của trẻ ngay từ khi còn bé, giúp trẻ trở nên tự tin, hòa đồng, đồng thời có những mối quan hệ tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
4 Cấp độ trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc được phẩn chia thành 4 cấp độ, từ nhận thức đến quản lý. Đặc biệt là đối với trẻ em, sự phát triển dựa trên 4 cấp độ cơ bản sau đây
- Nhận biết được cảm xúc của chính mình
- Hiểu được cảm xúc đó
- Tạo ra những cảm xúc
- Kiểm soát cảm xúc của chính mình
5 Cách phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ
Sau đây 5 cách phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ hiệu quả các bậc cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con em mình.
1. Dạy trẻ học cách nhận biết cảm xúc của chính mình
Bài học đầu tiên rút ra từ quá trình phát triển trí tuệ cảm xúc ở trẻ đó là cha mẹ cần phải dạy trẻ nhận biết được cảm xúc của bản thân mình. Đó là những cảm xúc vui buồn, giận dữ hay chán nản,…Ở độ tuổi mầm non, tiểu học trẻ vẫn chưa thể hiểu, phân biệt rõ ràng những loại cảm xúc và đôi khi bị nhằm lẫn với nhau. Vì vậy, cha mẹ nên dạy trẻ một cách ân cần, nhẹ nhàng và nhẫn nại để trẻ có thể tiếp thu một cách hiệu quả.
Các bậc cha mẹ có thể bắt đầu bằng cách cho trẻ xem nhưng bức tranh hoạt hình mà trẻ yêu thích, khắc họa rõ nét từng nét mặt với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Sau đó, hãy giúp bé phân biệt và gọi tên từng cảm xúc như trong hình. Hoặc cha mẹ cũng có thể lấy những ví dụ thực tế các thành viên gia đình trong các sinh hoạt hằng ngày, để trẻ có thể phân biệt được đâu là nét mặt của sự giận dữ, đâu là biểu hiện của niềm vui.
2. Dạy trẻ hiểu về cảm xúc và cảm xúc không hề xấu
Để giúp trẻ nhận biết, nắm bắt được cảm xúc một cách nhuần nhuyễn hơn, căn bản trẻ phải cần hiểu được bản chất của từng loại cảm xúc. Cha mẹ nên làm mẫu bằng cách đưa ra các tình huống cụ thể để trẻ biết rằng tại sao trong trường hợp này trẻ phải làm như thế. Lấy ví dụ như sau, khi đọc xong một câu truyện kết thúc có hậu, cha mẹ hãy thể hiện niềm vui và nói với trẻ rằng “Cha mẹ cũng như con, cảm thấy rất vui cho nhân vật”. Từ đó giúp trẻ hiểu thêm cảm giác vui vẻ là như thế nào.
Các bậc cha mẹ cũng nên cho trẻ hiểu rằng, bản chất của những cảm xúc là không hề xấu và việc trẻ bộc lộ cảm xúc của chính mình trước một sự việc nào đó là một vấn đề hết sức bình thường. Thông thường, khi trẻ có phản ứng với một sự việc tuy nhiên những người xung quanh không có phản ứng giống như vậy thì trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ, mất tự tin che giấu đi cảm xúc của mình.
Điều này về lâu dài, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của trẻ, cha mẹ nên lưu ý điều này. Vì vậy, cha mẹ hãy ân cần nói với trẻ rằng cảm xúc là tự nhiên và hãy thể hiện chúng một cách thoải mái nhất mà không phải sợ sự dòm ngó của bất kỳ ai.
3. Dạy trẻ nhận biết cảm xúc tiêu cực và cách để kiểm soát chúng
Khi trẻ đang tập làm quen với trí tuệ cảm xúc, trẻ thường có xu hướng phản ứng dữ dội với những cảm xúc tiêu cực. Các bậc cha mẹ thường sẽ gặp nhất đó là lúc trẻ giận dữ sẽ có những hành vi ném đồ hay đánh những người bên cạnh. Đối với những trường hợp này, cha mẹ không nên đánh mắng trẻ mà hãy giải thích cho trẻ hiểu những cảm xúc tiêu cực mà trẻ cảm nhận được đó là gì và cách kiểm soát chúng.
Để làm được điều đó, cha mẹ có thể dạy trẻ hít thật sâu khi đang giận dữ hoặc nói thật lớn: “Cha ơi, con đang tức giận”. Việc này phần nào sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn. Một điều quan trọng cha mẹ cần lưu ý là trẻ luôn theo dõi và học theo cách cha mẹ kiểm soát cảm xúc của mình. Cho nên, cha mẹ cần bình tĩnh, kiểm soát thật tốt những cảm xúc tiêu cực để trẻ noi theo.
4. Dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc và các mối quan hệ
Một trong những bài học quan trọng khi dạy trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc là dạy trẻ kiểm soát cảm xúc và các mối quan hệ. Khi trẻ biết kiểm soát được cảm xúc của mình, điều khiển được chúng, trẻ rất dễ có được thiện cảm của những người xung quanh, được mọi người yêu mến hơn. Đồng thời, kiểm soát cảm xúc tốt cũng sẽ giúp ích cho trẻ biết cách đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, tạo cơ hội phát triển cho trẻ trong tương lai.
Cha mẹ có thể dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc và các mối quan hệ qua các kiến thức xã hội, khuyến khích lòng nhân ái ở trẻ, xây dựng sự hợp tác, tôn trọng và trách nhiệm. Hãy đặt trẻ vào những tính huống, sau đó cùng trẻ thảo luận trò chuyện đưa ra các giải pháp phù hợp, qua đó sẽ giúp trẻ tiếp thu bài học một cách hiệu quả.
5. Tôn trọng cảm xúc của trẻ và đồng hành cùng trẻ
Và điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất cha mẹ cần lưu ý trong việc phát triển trí tuệ cảm xúc của trẻ là cha mẹ phải thông cảm, động viên, hỗ trợ cho trẻ. Khi trẻ chưa thật sự hiểu hoặc chưa tập trung, cha me đừng nên la mắng trẻ hãy ân cần khuyên bảo và kiên nhẫn với trẻ. Ngoài ra, hãy luôn ở bên cạnh trẻ, cùng trẻ luyện tập các bài học. Điều này, không chỉ giúp trẻ tiếp thu kiến thức tốt hơn mà còn tăng sự kết nối xây dựng mối quan hệ cha mẹ và con cái hiệu quả