Trẻ nghiện điện thoại đang là vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ phải đâu đầu. Vậy làm cách nào để trẻ rời xa chiếc điện thoại thông minh mà không cần các bậc cha mẹ gượng ép, la mắng hoặc đánh đòn. Hãy cùng Woobit tham khảo qua top 5 phương pháp cai nghiện điện thoại cho trẻ qua bài viết dưới đây
1. Định nghĩa “Trẻ nghiện điện thoại”
Nghiện điện thoại ở trẻ em được hiểu là cảm giác sợ hãi khi không có điện thoại. Luôn lo lắng khi điện thoại rơi vào tình trạng không còn pin, đi đến những khu vực không có tin hiệu hoặc để quên điện thoại.
2. Các biểu hiện cho thấy trẻ nghiện điện thoại
Những đứa trẻ nghiện điện thoại thường có những dấu hiệu, triệu chứng sau đây:
- Tần suất sử dụng điện thoại ngày càng tăng lên (Đây là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất)
- Trẻ không có hứng thú với những hoạt động khác
- Khó chịu khi không được sử dụng điện thoại
- Có dấu hiệu chống đối
- Luôn suy nghĩ và đề cập đến điện thoại khi không được sử dụng
- Học hành giảm sút
- Không kiểm soát được thời gian sử dụng điện thoại
- Thường xuyên nối dối
- Luôn có những cảm xúc tiêu cực
3. Tác hại việc trẻ nghiện điện thoại
Việc nghiện điện thoại sẽ có tác hại rất lớn đối với trẻ. Các bậc cha mẹ hãy xem qua những hệ lụy sau đây nhé:
- Tác động đến cuộc sống và kết quả học tập của trẻ
- Trẻ bị mắc hội chứng nomophobia (sợ hãi) khi không được sử dụng điện thoại
- Dễ mắc các bệnh về mắt: đỏ, ngứa, mờ khó tập trung vào một vật gì đó
- Nguy cơ thoái hóa cột sống cổ, hội chứng co cứng cơ cột sống cổ do thường xuyên nhìn xuống điện thoại
- Có khả năng gây ra xơ vữa mạch máu, suy tĩnh mạch, béo phì
- Gây rối loạn giấc ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, Dẫn đến trí nhở giảm sút, giảm khả năng kết nối, tương tác với bộ não. Đâu đầu dai dẳng
- Mắc hội chứng De Quervain (tổn thương gân ngón tay), gây tê và đau từ đầu ngón tay đến vùng cổ tay
- Sợ giao tiếp với xã hội và các mối quan hệ xung quanh. Theo thời gian, sẽ khiến trẻ dần trở nên trầm cảm và rối loạn ám ảnh cưỡng chế
- Ngoài ra, việc trẻ thanh thiếu niên sử dụng điện thoại nhiều thường có tâm trạng đâu khổ và dễ mắc chứng tự kỉ. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến ý định tự tử
Các chuyên gia khuyến cáo, các bậc cha mẹ nên chú ý điều này thật sớm để hạn chế một số biến chứng nguy hiểm của việc trẻ nghiện điện thoại. Lưu ý, không bao giờ cho trẻ em dưới 2 tuổi sử dụng điện thoại.
Đối với những trẻ có độ tuổi lớn hơn, các bậc cha mẹ nên kiểm soát thời gian sử dụng và nội dung khi trẻ được sử dụng điện thoại. Ngoài ra, việc áp dụng phương pháp cái nghiện thoại cho trẻ cũng là một phương pháp khoa học và hiệu quả, các bậc cha mẹ nên tham khảo.
4. 5 Phương pháp cai nghiện điện thoại cho trẻ
Các bậc cha mẹ chắc hẳn rất quan tâm đến việc làm thế nào để con mình thoát khỏi chứng nghiện điện thoại. Để làm rõ điều này, Woobit xin chia sẻ một số phương pháp hiệu quả dưới đây:
Cha mẹ hãy làm gương cho trẻ
Như đã đề cập ở trên hiện tượng nghiện điện thoại ở trẻ rất nguy hiểm. Vì vậy, cách đầu tiên để cải thiện được tình trạng này các bậc cha mẹ hãy làm gương cho trẻ. Cha mẹ nên kiểm tra thói quen sử dụng điện thoại của mình trước, sau đó mới lên kế hoạch sử dụng điện thoại cho trẻ.
Điều tốt nhất nên làm là thiết kế khu vực không có điện thoại trong nhà hoặc thiết lập một khoảng thời gian cụ thể không sử dụng điện thoại. Đồng thời, hãy dành thời gian quan tâm đến trẻ, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và xây dựng mối quan hệ thân thiết với trẻ.
Trò chuyện, chia sẻ với trẻ về tác hại của điện thoại
Hãy thường xuyên tiếp cận, trò chuyện và chia sẻ với trẻ về tác hại của việc sử dụng điện thoại. Thông qua đó, sẽ giúp trẻ hiểu và nhận ra những tác hại xấu của việc nghiện điện thoại. Vì vậy, các bậc cha mẹ có thể đưa ra những dẫn chứng, bằng chứng thực tế để trẻ tin tưởng và cảm thấy việc trẻ nghiện điện thoại là vô cùng xấu.
Đặt thời gian sử dụng điện cho trẻ
Phương pháp tiếp theo để cai nghiện điện thoại cho trẻ chính là đặt giới hạn thời gian sử dụng. Cha mẹ nên đưa ra thời gian cụ thể khi trẻ sử dụng điện thoại. Ví dụ như thời gian sử dụng điện thoại trong 1 ngày là khoảng 2 giờ, từ đó giảm dần theo thời gian. Khi trẻ sử dụng điện thoại quá thời gian quy định, các bậc cha mẹ nên cất điện thoại đi. Các bậc cha mẹ nên lưu ý rằng, tránh việc dừng một cách đột ngột vì điều này có thể gây tác động tiêu cực đến trẻ.
Tham gia các hoạt động, chơi đồ chơi, đọc sách cùng trẻ
Hãy cùng trẻ tham gia các hoạt động, chơi đồ chơi, đọc sách cũng là một cách cai nghiện điện thoại hiệu quả. Bên cạnh đó, việc sử dụng đồ chơi lắp ghép, đồ chơi stem sẽ giúp trẻ vui chơi, giải trí một cách lành mạnh được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Ngoài ra, những món đồ chơi này còn kích thích phát triển tư duy, phát triển trí nào và các kỹ năng cần thiết dành cho trẻ.
Đưa ra phần thưởng khi trẻ giảm thời gian sử dụng điện thoại
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, phương pháp giúp cai nghiện điện thoại cho trẻ là các bậc cha mẹ, hãy đưa ra phần thưởng nếu trẻ giảm được thời gian sử dụng điện thoại. Lúc này, các bậc cha mẹ hãy đưa ra những lời khen gợi hoặc chọn những món quà để động viên tinh thần của trẻ. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên dùng vật chất để khen thưởng, vì điều này sẽ dẫn đến hình thành thói quen xấu ở trẻ.
5. Các phương pháp cai nghiện thoại cho trẻ sai lầm
Việc cai nghiện điện thoại cho trẻ em là vô cùng quan trọng. Nhưng, một số bậc cha mẹ đã không ngần ngại sử dụng các biện pháp pháp phản giáo dục dẫn đến hậu quả xấu về tâm lý của trẻ. Các bậc cha mẹ nên tránh những cách làm sau đây
Tịch thu điện thoại đột ngột
Hầu hết các bậc cha mẹ nghĩ rằng trẻ “không biết gì”, vì vậy chỉ cần tịch thu điện thoại là có thể cai nghiện điện thoại cho trẻ được. Tuy nhiên, đây là một cách làm hoàn toàn sai lầm, Vì tâm lý của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, do đó việc tịch thu điện thoại một cách đột ngột sẽ dẫn đến những hành động quá khích khiến trẻ rơi vào trầm cảm hoặc có những hành động ảnh hưởng đến bản thân.
La mắng, đánh đòn trẻ
Tác hại của việc trẻ nghiện điện thoại là rất nguy hiểm. Cho nên đôi khi các bậc cha mẹ thường hay la mắng và dùng đòn roi để bắt ép trẻ không được sử dụng điện thoại. Và cũng nhiều bậc cha mẹ cho rằng đây là phương pháp cai nghiện điện thoại cho trẻ.
Nhưng đối với các bậc chuyên gia, việc la mắng và đánh đòn có tác động tiêu cực đến tâm lý non nớt của trẻ. Vì vậy, rất dễ dẫn đến chấn thương tâm lý và tồn tại bạo lực trong trí nhớ của trẻ.
Dùng hình nền điện thoại ma quỷ hù dọa trẻ
Để ngăn ngừa việc trẻ nghiện điện thoại, nhiều bậc cha mẹ đã cài đặt những hình nền ma quỷ để hù dọa trẻ, Nhưng đây là điều sai lầm vì dễ tạo ra những trải nghiệm đau thương dành cho trẻ. Trẻ sẽ bị ám ảnh, sợ hãi dẫn đến tâm lý không ổn định.
Những phương pháp trên sẽ giúp cai nghiện điện thoại cho trẻ hiệu quả. Woobit mong rằng các bậc cha mẹ hãy quan tâm đến thế hệ tương lai bằng cách hạn chế tối đa việc trẻ sử dụng điện thoại. Đồng thời, các bậc cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho trẻ, đừng để trẻ làm bạn với chiếc điện thoại di động.